Kết quả thi tốt nghiệp THPT: Xếp hạng địa phương về chất lượng giảng dạy 2023

Kết quả thi tốt nghiệp THPT

Đối sánh chỉ số trung bình điểm thi 9 môn kỳ thi tốt nghiệp THPT được Bộ GD-ĐT áp dụng thực hiện từ năm 2020. Chuyển sang giai đoạn từ năm 2022, Bộ GD-ĐT bổ sung thêm đối sánh tỷ lệ trúng tuyển đại học – nhập học giữa các địa phương trong toàn quốc.

Việc đối sánh kết quả thi tốt nghiệp THPT có thể gây ra áp lực, tuy nhiên đây là phương pháp so sánh, đối chiếu nhằm đưa ra những chỉ báo tốt giúp địa phương, và trường học biết được vị trí của mình. Qua đó cũng sẽ nắm được nguyên nhân tạo nên thành công hay hạn chế của đơn vị. Để không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục phổ thông.

Phương pháp đối sánh kết quả thi tốt nghiệp THPT

Mục đích thực thực hiện kỳ thi tốt nghiệp THPT là:

  • Áp dụng nhằm đánh giá kết quả học tập của học sinh theo mục tiêu giáo dục.
  • Lấy kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tốt nghiệp THPT.
  • Dựa vào để đánh giá chất lượng dạy, học của nhà trường.
  • Dựa vào để đánh giá công tác chỉ đạo của cơ quan quản lý giáo dục.
  • Những cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng và giáo dục nghề nghiệp có thể sử dụng kết quả thi để tuyển sinh.

Bên cạnh đó, mục tiêu cấp THPT của chương trình giáo dục hiện hành (ban hành năm 2006) là:

“Hoàn thiện học vấn phổ thông, có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”.

Kết quả điểm số trung bình 9 môn của một địa phương, trường học là điểm bình quân của trung bình từng môn: văn, sử, địa, toán, lý, hóa, sinh, ngoại ngữ, giáo dục công dân của đơn vị đó.

Đối sánh chỉ số này sẽ đánh giá mức độ phù hợp mục tiêu “hoàn thiện học vấn phổ thông” của học sinh một trường học, địa phương.

Từ 2020 đến 2023 qua kết quả đối sánh 4 năm áp dụng, cho thấy, cả nước chia làm 3 nhóm như sau:

  1. Có 20 địa phương đáp ứng tốt mục tiêu “hoàn thiện học vấn phổ thông”.
  2. Có 20 địa phương đáp ứng trung bình mục tiêu “hoàn thiện học vấn phổ thông”.
  3. Có 23 địa phương còn khó khăn đối với mục tiêu giáo dục phổ thông.

Chi tiết 3 nhóm địa phương qua đối sánh

Thứ tự các địa phương đáp ứng tốt mục tiêu 

Có tổng 20 địa phương và những địa phương này ít nhất 2 năm có trung bình điểm thi nằm trong top 20 toàn quốc.

Thứ tự cụ thể như sau:

  1. Đứng đầu là Bình Dương.
  2. Tiếp theo vị trí thứ hai là Nam Định.
  3. Ninh Bình.
  4. Vĩnh Phúc.
  5. Hà Nam.
  6. An Giang
  7. Hải Phòng.
  8. TP.HCM.
  9. Phú Thọ.
  10. Bạc Liêu.
  11. Thái Bình.
  12. Vĩnh Long.
  13. Bắc Ninh.
  14. Tiền Giang.
  15. Lâm Đồng.
  16. Hà Tĩnh.
  17. Hải Dương.
  18. Cần Thơ.
  19. Hà Nội.
  20. Đồng Tháp.

Kết quả thi tốt nghiệp THPT

Nhìn chung, đây cũng là những địa phương đa phần có kinh tế – xã hội phát triển và truyền thống giáo dục lâu năm.

Các địa phương đáp ứng mức trung bình 

Đây là 20 địa phương có nhiều năm nằm trong top từ 21 đến 40 của cả nước.

Một số địa phương có kinh tế – xã hội phát triển, và có bình quân thu nhập đầu người về GRDP cao như Đà Nẵng, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Tuy nhiên, hầu hết các địa phương có thu nhập GRDP ở mức trung bình.

Một số địa phương có truyền thống hiếu học xưa nay như Nghệ An, Thừa Thiên – Huế, và Thanh Hóa.

>>>>>> Top 7 thủ khoa toàn quốc xuất sắc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023

Các địa phương còn khó khăn về chất lượng giảng dạy phổ thông

Kết quả thi tốt nghiệp THPT

Đây là 23 địa phương thuộc vùng miền núi phía bắc, miền Trung, Tây nguyên và ĐBSCL. Những địa phương có nhiều huyện miền núi, vùng cao, những vùng có nhiều đồng bào dân tộc.